Các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản không chỉ mạnh trong sản xuất, kinh doanh mà còn có nhiều kinh nghiệm hay về phát triển du lịch nông thôn.
Những năm qua, huyện Hải Lăng đã chú trọng phát triển sản xuất lúa hàng hóa. Nhằm phát triển bền vững sản xuất lúa, ngoài các yếu tố ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất thì việc xây dựng thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị và mở rộng thị trường sản phẩm gạo Hải Lăng. Xác định tầm quan trọng đó, năm 2015, huyện Hải Lăng chỉ đạo các địa phương sản xuất trên địa bàn thống nhất lựa chọn đơn vị điển hình làm đại diện đăng kí xây dựng thương hiệu “Gạo Hải Lăng” để được bảo hộ trên toàn quốc.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được UBND tỉnh Quảng Trị, ngành Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Văn Thu, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Phó trưởng Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM tỉnh Quảng Trị.
Vùng cát xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong có chất đất, độ ẩm phù hợp để trồng loại đậu đen xanh lòng có năng suất cao, chất lượng thơm, ngon. Mới đây, sản phẩm sản phẩm đậu đen xanh lòng Triệu Vân được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy Chứng nhận số 299642 bảo hộ Nhãn hiệu tập thể, tạo điều kiện để sản phẩm này đứng vững trên thị trường.
Huyện đảo Cồn Cỏ hiện có 19 hộ gia đình sinh sống tập trung ở Khu dân cư Thanh niên và Khu dân cư mới. Do đặc thù là huyện đảo nên các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, hoạt động sản xuất với các nghề khai thác hải sản quanh đảo và buôn bán nhỏ, một số hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Với mục tiêu giúp người dân sinh sống trên đảo áp dụng tốt kỹ thuật chế biến nước mắm cao đạm, góp phần giải quyết việc làm và tạo ra sản phẩm có tính đặc trưng cho huyện đảo, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh triển khai mô hình chế biến nước mắm cao đạm. Đến nay sau gần 12 tháng triển khai, mô hình đã mang lại những kết quả khả quan.
Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tiềm năng thế mạnh của tỉnh, các đặc sản của địa phương và thúc đẩy liên kết tiêu thụ nông sản giữa người nông dân và doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (Chương trình OCOP).
Tại Bắc Giang, ngày 14/7, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai chương trình OCOP. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự và chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Một công nghệ đang dần phổ biến giúp cho những trang trại chăn nuôi ở tỉnh Hưng Yên không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế…
“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình quốc gia không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn giải quyết những vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng được những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững. Do vậy, thực hiện mô hình OCOP sẽ góp phần quan trọng cơ cấu lại kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng và hướng đến xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.
Chúng tôi đến cánh đồng đá Gio Hòa, huyện Gio Linh, qua hơn ba mươi cây số từ thành phố Đông Hà lên huyện Cam Lộ rồi rẽ ngang qua đường mòn Hồ Chí Minh thuộc miền tây Gio Linh, nơi ngút ngàn cao su, hồ tiêu, nghệ... và đá. Đá ở Gio Hòa có từ trước khi con người sinh ra, người dân miền tây Gio Linh biết biến đá thành cơm, cho cuộc sống ngày thêm khởi sắc.
Mặc dù là nghề truyền thống nhưng từ trước tới nay, người dân miền biển bãi ngang xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh chủ yếu sản xuất nước mắm theo hình thức nhỏ lẻ, tự cung tự cấp trong gia đình. Năm 2013, có một người đứng ra thành lập Công ty nước mắm Vĩnh Thái sản xuất và cung ứng nước mắm cho thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Người tiên phong trong việc đưa thương hiệu nước mắm Vĩnh Thái đi xa là bà Nguyễn Thị Thu (50 tuổi) ở thôn Thái Lai.
Làng nghề bún Cẩm Thạch, xã Cam An, huyện Cam Lộ có từ lâu đời cùng với lịch sử hình thành và phát triển của cư dân trong làng vào thế kỷ thứ XIV. Theo lời của các cụ cao niên trong làng kể lại, khi mới di dân từ quê cũ Thanh Hóa vào lập làng Cẩm Thạch, hầu hết các hộ dân đều giữ nghề truyền thống làm bún để bán, một bộ phận nhỏ trồng lúa cung cấp nguyên liệu cho nghề làm bún. Cùng với sự phát triển của làng nghề bún truyền thống, số hộ kinh doanh dịch vụ ngày càng được mở mang thêm. Hiện nay, thôn Cẩm Thạch có 108 hộ dân, trong đó có 34 hộ chuyên sản xuất bún, 17 hộ làm nông nghiệp, số hộ còn lại kinh doanh dịch vụ và các nghề phụ khác. Sản phẩm bún Cẩm Thạch làm ra ban đầu đem bán ở Chợ Sòng- Cam Lộ với hương vị rất đặc trưng: thơm, ngọt, béo, dai, ngon nức tiếng trong vùng, nên người ta thường gọi Bún Sòng.
Xác lập quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm đặc sản mang yếu tố địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đã được ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh chú trọng triển khai thực hiện. Nhờ đó, nhiều sản phẩm mang tính truyền thống hay sản phẩm nghề mới được phát triển trong những năm gần đây nhưng có giá trị chất lượng cao đã được xây dựng thương hiệu như rau xà lách xoong Gio An, cam K4 Hải Phú, ném Vĩnh Linh, dưa hấu Vĩnh Tú, đậu xanh Vĩnh Giang…
Thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng có truyền thống nấu rượu thủ công hơn 200 năm. Rượu Kim Long đã từng có thời gian được xuất khẩu sang tận nước Pháp (vào thời Pháp thuộc). Trải qua nhiều biến cố thời cuộc, hiện nay làng nghề nấu rượu truyền thống Kim Long vẫn được giữ gìn và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều năm qua, rượu Kim Long nức tiếng khắp gần xa lại được bán lẻ theo dạng thô, chưa có thương hiệu của làng và cũng chưa có thị trường ổn định cho sản phẩm.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ V diễn ra từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 9 năm 2017 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ, Triển lãm và Văn hoá tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ là hoạt động thường niên nằm trong Chương trình OCOP Quảng Ninh, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, giao lưu học hỏi.
Sản phẩm cao lá vằng của làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ được nhiều người biết đến và đã trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Quảng Trị. Tuy nhiên, vì nguyên liệu phụ thuộc tự nhiên nên nhiều lúc cung không đủ cầu. Trước thực trạng này, huyện Cam Lộ đã ban hành nhiều chính sách mở hướng phát triển cho làng nghề nấu cao dược liệu.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, trong đó xác định xây dựng và triển khai chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn