Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kế hoạch số 2015/KH-UBND ngày 19/12/2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2023-2025; UBND huyện Vĩnh Linh luôn quan tâm công tác dạy nghề, hỗ trợ nông dân, đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế đặc biệt là các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng nhằm làm thay đổi tập quán sản xuất đã có từ lâu đời, tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi. Đào tạo nghề cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn.
Nét nổi bật là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã phù hợp với nhu cầu thực tế, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương.
Triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả đáng mừng
Cách đây 4 năm (năm 2010), để tạo sự chuyển biến về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2020. Tuy nhiên, đến nay vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn (chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô) trên địa bàn huyện Đakrông vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; từ ngày 12/12 đến ngày 24/12/2013, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2013 tại các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp trên toàn tỉnh. Thành phần tham gia gồm đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Tiểu ban đào tạo nghề nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn, các Sở: Lao động- TBXH; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Chỉ đạo huyện, thị xã; Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Lao động -TBXH huyện, thị xã.
Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 150.000 lao động ở nông thôn, trong đó, số lao động được đào tạo nghề mới chiếm gần 30%. Đa số lao động ở nông thôn thường sản xuất theo tập quán, mùa vụ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không nhiều, dẫn đến năng suất lao động chưa cao, hiệu quả thấp, thu nhập và đời sống một bộ phận lớn nông dân còn khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh (KNKN) đã chủ động kết hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho nông dân với mục đích giúp cho người nông dân tạo ra năng suất cao và hiệu quả trên cùng diện tích canh tác.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Đề án 1956 tác động đến việc phát triển bền vững KT- XH của địa phương. Năm 2013, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị (Trung tâm) chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm, chuyển đổi ngành, nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động luôn được Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Trị chú trọng thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Mỗi năm có từ 600 - 700 lao động được đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ và giới thiệu học nghề, gần 80% số lao động được đào tạo đã có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đào tạo nghề nông cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đây là một nhiệm vụ đa mục tiêu, vừa nâng cao tỷ lao động qua đào tạo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống người dân nông thôn.