Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân làm tốt công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Đăng lúc: Thứ tư - 27/11/2013 15:45 - Người đăng bài viết: admin
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Đề án 1956 tác động đến việc phát triển bền vững KT- XH của địa phương. Năm 2013, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị (Trung tâm) chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm, chuyển đổi ngành, nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khai giảng lớp kỹ thuật trồng cây cà phê ở xã Tân Lập, Hướng Hóa

Khai giảng lớp kỹ thuật trồng cây cà phê ở xã Tân Lập, Hướng Hóa


      Trên cơ sở việc phân bổ kinh phí của Tỉnh và Trung ương năm 2013, Trung tâm mở 14 lớp nghề nông nghiệp với 445 học viên gồm: 01 lớp nghề Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, 01 lớp Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt, 01 lớp nghề kỹ thuật nuôi giun quế kết hợp nuôi gà, 03 lớp nghề Khai thác mũ cao su, 02 lớp nghề Trồng chăm sóc cà phê, 01 lớp Kỹ thuật trồng hoa cúc, 03 Chăn nuôi thú y, 02 Trồng chăm sóc và khai thác cao su. Phối hợp với Trường Trung cấp nghề Trung ương Hội Nông dân Việt Nam mở 01 lớp Trung cấp Thú y tại huyện Hải Lăng cho 57 học viên, thời gian đào tạo 02 năm.
     Tổng số học viên được cấp chứng chỉ nghề nông nghiệp năm 2013 là 415/445 đạt 93,25 %. Trong đó có 53 học viên là dân tộc thiểu số.
     Qua thực tế cho thấy, địa bàn tỉnh Quảng Trị, lĩnh vực dạy nghề nông nghiệp có hiệu quả sau đào tạo cao, người học nghề sau khi học đã áp dụng được những kỹ năng và kiến thức vào thực tế các mô hình nông nghiệp sẵn có của gia đình. Cụ thể như: Mô hình trồng rau, màu an toàn, chăm sóc và khai thác cao su, cà phê, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
Tuy nhiên, nhận thức của một số người lao động còn hạn chế, nhất là lao động vùng cao, dân tộc thiểu số chưa coi học nghề là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Kinh phí hỗ trợ cho các lớp dạy nghề thường xuyên chưa đáp ứng với nhu cầu học nghề; Hiệu quả sau đào tạo vẫn chưa cao, một số học viên sau khi học nghề vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất mở mang ngành nghề,…
     Để khắc phục thực trạng này, ông Võ Hữu Lắm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Để xác định chính xác các nghề cần học, Trung tâm phối hợp với các cấp Hội tổ chức tuyên truyền dạy nghề và học nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch dạy nghề sát với thực tiễn từng địa phương, phối hợp chặt chẽ với Chi cục Phát triển nông thôn, các phòng LĐ-TBXH, lãnh đạo Hội Nông dân các huyện, thị và cơ sở nên công tác lập kế hoạch và tuyển sinh đạt được kết quả cao và đào tạo nghề gắn với địa chỉ cụ thể để người lao động yên tâm, phấn khởi trong quá trình học nghề. Đồng thời, Trung tâm đã gắn hoạt động dạy nghề với vay vốn, thông qua phương thức uỷ thác với các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, vay vốn qua Quỹ Hỗ trợ nông dân để học viên có điều kiện tổ chức sản xuất, phát triển ngành nghề, nâng cao hiệu quả của việc đào tạo nghề.
     Với những giải pháp cụ thể trong công tác dạy nghề, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước, Trung tâm DN&HTND đã tạo cơ hội cho người lao động giải quyết được việc làm phù hợp với năng lực, ngành nghề được đào tạo, ứng dụng tốt trong thực tiễn sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết để công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở Quảng Trị thực sự có hiệu quả và bền vững.
 
Tác giả bài viết: Thanh Bình
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 9
  • Khách viếng thăm: 7
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 16
  • Tháng hiện tại: 9245
  • Tổng lượt truy cập: 4203172