Giữ "lửa" cho làng nghề Lan Đình

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/11/2013 15:46 - Người đăng bài viết: trantrongtuan
Là vùng quê thuần nông có lịch sử hình thành khá sớm, từ lâu, người dân làng Lan Đình, xã Gio Phong (Gio Linh - Quảng Trị) đã biết tận dụng nguyên liệu tre, nứa để phát triển nghề đan lát, góp phần giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập.
Giữ "lửa" cho làng nghề Lan Đình

Giữ "lửa" cho làng nghề Lan Đình

Lan Đình có hơn 800 hộ dân, nằm cạnh căn cứ Dốc Miếu, một địa danh nổi tiếng thời kháng chiến chống Mỹ. Lan Đình cũng là một trong số ít làng quê còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng quê Trung Bộ. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân nơi đây còn tận dụng mây, tre, nứa để phát triển nghề đan lát.

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang trong tình trạng thoi thóp, mai một hoặc đã chìm vào quên lãng, thì làng nghề Lan Đình lại ngày càng khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình.

Sản phẩm truyền thống của làng chủ yếu là thúng, mủng, nia, rổ, rá, giần, sàng…, sản xuất theo phương pháp thủ công.

Để sản phẩm làm ra có chất lượng cao, người thợ phải lấy nứa cạo sạch, cắt sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm, đem phơi khô vài nắng, sau đó đem luộc lên, phơi khô rồi bó lại thành từng bó. Khi sử dụng phải ngâm nước cho mềm nan. Chính vì làm kỹ càng như thế nên sản phẩm của làng hạn chế được mối mọt, giòn gãy.


Hiện, nghề đan lát của Lan Đình đang thu hút khoảng 70% lao động tham gia, đặc biệt là lúc nông nhàn thì hầu như hộ nào cũng làm nghề. Sản phẩm của Lan Đình hiện có mặt ở khắp tỉnh và đang được mở rộng thị trường sang các địa phương lân cận. Một số sản phẩm như thúng, mủng, rổ rá… đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2011, thôn Lan Đình đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận là đơn vị văn hoá xuất sắc cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Huy Hùng, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết: "Hiện nay, Lan Đình nói riêng và nhiều làng nghề ở Quảng Trị nói chung đang phát triển theo kiểu phong trào, chưa có quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ, quy trình sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ. Để khuyến khích các làng nghề phát triển, huyện có chủ trương đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 11 cụm công nghiệp - làng nghề. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của làng nghề đan lát Lan Đình mà còn làm sống lại các làng nghề khác".


Nguồn tin: Báo Kinh tế nông thôn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 1864
  • Tháng hiện tại: 42142
  • Tổng lượt truy cập: 3758643