Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị triển khai công tác tập huấn an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/11/2013 03:48 - Người đăng bài viết: admin
Trong những năm qua, việc cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh; năm 2008 mức độ cơ giới hoá trong khâu làm đất khoảng 35% đến năm 2012 tăng lên gần 90%, diện tích thu hoạch bằng máy khoảng 65%, 100% diện tích sử dụng máy tuốt lúa, diện tích sử dụng công cụ sạ hàng khoảng 40%, khoảng 70% sản lượng lạc được bóc vỏ bằng máy, gần 100% công việc xay xát, nghiền bột đã được thực hiện bằng máy, nhiều nơi ở Vĩnh Linh, Gio Linh đã bơm thuốc trừ sâu trên cây cao su bằng động cơ, gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp...
Đ/c Hoàng Đức Dưỡng - PCCT Chi cục PTNT tỉnh trao giấy chứng nhận cho các học viên

Đ/c Hoàng Đức Dưỡng - PCCT Chi cục PTNT tỉnh trao giấy chứng nhận cho các học viên

       Theo báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã, hiện nay toàn tỉnh có 584 máy gặt các loại, 3.494 máy làm đất, 1.586 công cụ sạ hàng, 1.505 máy tuốt lúa, 1.865 máy bơm các loại, 77 máy bóc vỏ lạc, bóc ngô, 13 máy tuốt tiêu... Việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất đã giúp giảm bớt sức lao động cho người nông dân, khắc phục tình trạng thiếu lao động chính vụ, rút ngắn thời gian làm đất, gieo cấy, thu hoạch, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất sau thu hoạch, đặc biệt là đảm bảo được khâu thời vụ để tăng năng suất, giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra; đẩy mạnh phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều máy móc, thiết bị cũng dẫn đến nhiều tai nạn đáng báo động ở các vùng nông thôn, điển hình như đối với các khâu làm đất, thu hoạch là các máy kéo, cày, máy bừa, máy đập lúa, máy gặt đập liên hợp; đối với khâu chăm sóc như các thiết bị phun thuốc trừ sâu; đối với khâu chế biến như máy nghiền, máy thái, máy xay xát thức ăn… Thực tế có nhiều nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong nông nghiệp, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là người dân nông thôn chưa được trang bị các kiến thức cơ bản về an toàn lao động, nhiều người dân sử dụng máy theo hình thức tự học là chính, đặc biệt là tình trạng người dân sử dụng các loại máy tự chế, không được kiểm định về an toàn lao động như hiện nay.
       Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia An toàn vệ sinh lao động, năm 2013, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị phối hợp với Cục Chế biến - Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối tổ chức  02  khóa “Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn”  cho 100 học viên là chủ sở hữu và người sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã thuộc địa bàn huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
       Mỗi khóa huấn luyện tổ chức trong 03 ngày, các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động gồm: Những biện pháp đảm bảo an toàn chung trong sử dụng máy nông nghiệp; Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy kéo, máy làm đất; Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy gieo, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng; Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng máy thu hoạch và vận chuyển nông thôn; Biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng các máy tĩnh tại; Những biện pháp xử lý tai nạn lao động trong sử dụng máy nông nghiệp và Huấn luyện, giáo dục về HIV/AIDS. Qua tổng hợp phiếu đánh giá kết quả huấn luyện của học viên, 100% học viên đánh giá tốt nội dung, ý nghĩa và công tác tổ chức của khóa huấn luyện. Kết thúc khóa huấn luyện, Ban tổ chức đã kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành khóa học.
       Việc triển khai các lớp huấn về an toàn lao động trong nông nghiệp đã góp phần trong việc triển khai một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở các địa phương như tiêu chí điện nông thôn (tiêu chí số 04) đặc biệt là chỉ tiêu tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn và tiêu chí về môi trường trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
       Trong quá trình tập huấn và khảo sát, các địa phương cho rằng UBND tỉnh và các ngành chức năng cần tăng cường công tác tập huấn về an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp, các làng nghề; ban hành các chính sách hỗ trợ người dân trong việc đầu tư, mua sắm các máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. 
 
Tác giả bài viết: Thanh Bình
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 18
  • Hôm nay: 2830
  • Tháng hiện tại: 40429
  • Tổng lượt truy cập: 3803185