I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Chi cục Phát triển nông thôn là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông thôn, ngành nghề, làng nghề nông thôn; quy hoạch bố trí dân cư; chế biến và thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và nghề muối.
Chi cục Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; được cấp kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Chi cục Phát triển nông thôn đặt tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, cơ chế chính sách về lĩnh vực chuyên ngành: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối); quy hoạch bố trí dân cư, di dân tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; di dân tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi lớn; xây dựng mô hình nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn; chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản; cơ điện, nghề muối; thương mại nông, lâm, thủy sản và muối.
2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn:
a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghề muối), nông thôn.
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối).
c) Đầu mối xây dựng và triển khai các mô hình, nhân rộng mô hình; sơ kết, tổng kết, chỉ đạo tuyên truyền việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối).
d) Đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại trong nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối).
đ) Đề xuất về cơ chế chính sách liên quan đến đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất muối.
5. Về phát triển nông thôn, ngành nghề, làng nghề nông thôn:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về: Xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; dự án về làng nghề, ngành nghề nông thôn; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Đầu mối xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách về phát triển kinh tế nông thôn;
c) Đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất ngành nghề nông thôn và phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết những nội dung liên quan đến phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.
6. Về quy hoạch, bố trí dân cư:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn, vùng biên giới, hải đảo, các công trình thủy điện, thủy lợi lớn và điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch về bố trí dân cư;
b) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quy hoạch và bố trí dân cư: công tác di dân, tái định cư trong nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; hướng dẫn xây dựng khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở khu tái định cư;
c) Đầu mối xây dựng và triển khai các mô hình bố trí dân cư: di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi lớn; tổ chức thực hiện để tổng kết, đánh giá nhân ra thực hiện trên diện rộng;
d) Đề xuất việc thực hiện công tác tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh.
7. Phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan thực hiện các dự án quốc tế được giao thuộc chuyên ngành quản lý. Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án được tỉnh giao thuộc Chương trình của Chính phủ phân công cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Về chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản:
a) Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
b) Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản. và những sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ yếu có gắn với vùng nguyên liệu.
9. Về cơ điện nông nghiệp (Nông, lâm, thủy sản):
a) Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân mua máy, thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp ( Nông lâm thủy sản, ngành nghề nông thôn và nghề muối) và bảo quản trong và sau thu hoạch.
b) Đầu mối quản lý nhà nước về các cơ sở dịch vụ cơ điện nông, lâm, thủy sản.
10. Về nghề muối: Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến muối ở địa phương.
11. Về thương mại nông sản (Bao gồm nông, lâm, thủy sản và muối):
a) Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ bình ổn giá nông sản và xúc tiến thương mại để tiêu thụ nông sản; chính sách hỗ trợ nông dân sử dụng các sáng kiến, thành tựu công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại nông sản;
b) Đầu mối quản lý nhà nước về hạ tầng thương mại tiêu thụ sản phẩm (Chợ đầu mối); tổ chức tiêu thụ nông sản; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông sản.
c) Đầu mối xây dựng và triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại nông sản.
12. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý việc thực hiện sử dụng và thanh quyết toán vốn đã được đầu tư thuộc chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hàng năm được giao.
13. Đề xuất, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành được giao quản lý trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý được giao.
14. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý được giao và quy định của pháp luật.
15. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hình chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở;
16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối;
17. Xây dựng chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các phòng trực thuộc Chi cục trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện;
18. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
19. Quản lý tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật;
20. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
(Theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Phát triển nông thôn
Ý kiến bạn đọc