Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi thúc đẩy tiêu thụ nông sản Quảng Trị

Đăng lúc: Thứ năm - 03/03/2022 08:46 - Người đăng bài viết: admin
Từ đầu tháng 12/2021, truớc những diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Trung Quốc đã liên tục tăng cuờng các biện pháp phòng chống dịch tại tất cả các cửa khẩu, bao gồm cả cảng biển và các cửa khẩu biên giới đất liền. Tiến độ thông quan hàng hóa, vì vậy, đã bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Việc này, kết hợp với việc nhiều nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào chính vụ thu hoạch, đã gây ra tình trạng ùn tắc hàng hóa, phương tiện trên diện rộng tại 02 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đã hết sức quan tâm, tích cực vào cuộc để tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã tổ chức 02 cuộc họp trực tuyến vào các ngày 26 tháng 12 năm 2021 và ngày 08 tháng 01 năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã gửi thư cho các đối tác Trung Quốc và chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương tổ chức hội đàm với tỉnh Quảng Tây và Bộ Thương mại Trung Quốc đế bàn giải pháp tháo gỡ ách tắc tại khu vực cửa khẩu. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và gần đây nhất, ngày 13 tháng 01 năm 2022, đã trực tiếp điện đàm với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đế trao đối về các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, trong đó có việc giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa và phương tiện tại khu vực biên giới.
Đến nay, tình hình tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã có sự cải thiện đáng ghi nhận. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn bởi mặc dù các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai đã liên tục khuyến cáo nhưng xe chở hàng từ tuyến sau vẫn tiếp tục dồn lên cửa khẩu. Tình trạng ùn tắc vẫn có thể xuất hiện trở lại do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, năng lực bốc dỡ của cả 02 bên lại càng ngày càng hạn chế do nhân lực bốc xếp nghỉ việc về quê ăn Tết. Với điều kiện thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc như hiện nay, từ nay đến Tết Nguyên đán chỉ có thể xử lý, giải tỏa được lượng hàng đang còn tồn đọng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17 tháng 01 năm 2022, Bộ Công Thương đã thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tài chính, Y tế và lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai.
Theo đó UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị địa phương thực hiện các nhiệm vụ nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng nông sản (chủ yếu là tinh bột sắn) và thủy sản xuất khẩu bằng đường bộ qua các tỉnh biên giới các tỉnh phía bắc, cụ thể như sau:

  1. Sở Công Thương:
  • Cập nhật, thông tin tình hình xuất khẩu nông sản, thủy sản bằng đường bộ qua các tỉnh biên giới phía bắc cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu và người dân trên địa bàn tỉnh biết để có phương án xử lý và điều tiết kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Chỉ đạo tăng cường kết nối cung cầu, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thủy sản nói trên.
  1. Sở Thông tin và Truyền thông: Thông tin rộng rãi tình hình xuất khẩu nông sản, thủy sản bằng đường bộ qua các tỉnh biên giới phía bắc để các doanh nghiệp và người dân kịp thời điều tiết sản xuất và lưu thông sản phẩm.
  2. Sở Giao thông vận tải: Tiếp nhận thông tin từ Sở Công Thương và các nguồn thông tin khác về tình hình xuất khẩu nông sản, thủy sản bằng đường bộ qua các tỉnh biên giới phía bắc để thông báo kịp thời đến các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh.
  3. Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Rà soát tình hình sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản nói trên và có phương án hỗ trợ nâng cao chất lượng sản xuất, đánh bắt, bảo quản... đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành về sản xuất và xuất khẩu.
  4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: Triển khai các hoạt động kểt nối cung cầu trong và ngoài nước các sản phẩm nông sản, thủy sản nói trên dưới các hình thức để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thủy sản.
  5. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công (hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến bao bì, mẫu mã, phát triển sản phẩm mới...) hướng đển nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và tăng cường hợp tác kết nối thị trường cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn nói trên.
  6. Hiệp hội, Hội doanh nghiệp tỉnh: Kịp thời thông tin về tình hình xuất khẩu bằng đường bộ qua các cửa khẩu biên giới phía bắc cho các hội viên; khuyến nghị hội viên xem xét, lựa chọn các phương thức vận tải khác như đường thủy, đường sắt và về lâu dài tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu phù hợp, hiệu quả.

Tác giả bài viết: admin
Nguồn tin: Công văn số 760/UBND-TCTM của UBND tỉnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 164
  • Tháng hiện tại: 31865
  • Tổng lượt truy cập: 3794621