Xây dựng thôn ứng dụng tiến bộ KHCN, yếu tố quan trọng để xây dựng thành công nông thôn mới

Đăng lúc: Thứ tư - 31/12/2014 08:57 - Người đăng bài viết: admin
Một trong những điều kiện đưa đến thành công nhanh trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống ở nông thôn. Xác định vai trò của KH&CN trong xây dựng NTM, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống ở nông thôn và đã đưa đến những kết quả khả quan về hiệu quả kinh tế cũng như làm thay đổi nhận thức của người dân. Một trong những mô hình ứng dụng KHCN mang lại hiệu quả khá, góp phần quan trọng trong thúc đẩy tiến độ xây dựng NTM là xây dựng thôn ứng dụng tiến bộ KHCN.
Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đảm bảo phòng dịch tốt

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đảm bảo phòng dịch tốt

     Trong 3 năm 2012- 2014, được sự đầu tư, hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ, 3 thôn Đức Xá, xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh và thôn An Cư, xã Triệu Phước, Triệu Phong và thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, Cam Lộ đã xây dựng thí điểm thành công dự án “Thôn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”. Với mục tiêu lựa chọn các tiến bộ KH&CN phù hợp, tập trung nguồn lực đầu tư ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực phát triển KT-XH ở địa phương, góp phần xây dựng NTM, các thôn đã được đầu tư xây dựng mô hình và chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến nhằm phát huy lợi thế của địa phương, tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích. Cụ thể là đã đầu tư xây dựng mô hình sản xuất giống lúa xác nhận chất lượng cao, mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học và xây dựng hố xử lý rác thải. Sau 3 năm thực hiện, các thôn đã khẳng định hiệu quả của các mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất. 
     Bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu, đánh giá lợi thế so sánh trên từng lĩnh vực của đời sống KT-XH, từ đó lựa chọn, xác định đầu tư ứng dụng những tiến bộ KH&CN phù hợp với điều kiện ở địa phương, dự án đã xây dựng các mô hình phát triển cụ thể để so sánh hiệu quả với đối chứng thực trạng, làm cơ sở chỉ đạo nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo. Trong thời gian thực hiện mô hình, được Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo đưa vào sản xuất giống lúa thuần mới có nhiều triển vọng. Quá trình xây dựng mô hình, ban quản lý các dự án đã chỉ đạo người dân ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như gieo cấy bằng phương thức sạ hàng, sử dụng đúng lượng phân bón và thực hiện nghiêm túc theo quy trình sản xuất giống lúa xác nhận năng suất và sản lượng đạt cao hơn so với những năm trước, bình quân đạt 54- 56 tạ/ha. Thực hiện mô hình này, các HTX đã chủ động nguồn giống lúa cung cấp cho người dân trong thôn sản xuất. 
Đối với mô hình nuôi vịt an toàn sinh học, các Ban Quản lý dự án tiến hành khảo sát các hộ dân trong thôn có đủ điều kiện về kinh nghiệm nuôi vịt, cơ sở vật chất tốt để áp dụng quy trình nuôi đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Các hộ được tập huấn về quy trình chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Giống vịt chọn lọc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trong thời gian chăn nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại 1 tuần/lần, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. 
     Nhờ vậy, trong hơn 2 tháng nuôi không có hộ nào vịt bị dịch bệnh và mức tăng trọng khá. Hộ ông Phan Mong ở thôn An Cư, Triệu Phước, Triệu Phong có 19 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi vịt, khi tham gia dự án đã đạt kết quả chăn nuôi hiệu quả, sản lượng 500 con thịt vịt đạt 910 kg, trị giá hơn 41 triệu đồng, lãi 11 triệu đồng. Cùng nằm trong mục tiêu chăn nuôi an toàn sinh học, các thôn được đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà nhằm tăng thu nhập cho người chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã tạo ra sản phẩm thịt sạch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Các mô hình nuôi an toàn sinh học thành công, quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt, gà, lợn an toàn sinh học được nhân dân trong vùng học tập và nhân diện rộng trên địa toàn xã và các xã lân cận, góp phần quan trọng trong việc thay đổi tư duy chăn nuôi theo thói quen truyền thống, gây mất an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. 
     Về lĩnh vực vệ sinh môi trường, mỗi thôn thực hiện dự án được đầu tư xây dựng hố xử lý rác thải xa khu dân cư trên 2 km và xe gom rác. Công trình được đưa vào sử dụng tốt, đội thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả đã đảm bảo cho việc xử lý rác thải ở nông thôn kịp thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. 
     Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Triệu Phước, chủ nhiệm dự án cho biết: Dự án xây dựng mô hình “Thôn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ” đã đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường thực sự ở vùng nông thôn. Ban quản lý đã đánh giá kết quả thực hiện dự án tốt và tập trung chỉ đạo nhân rộng mô hình trong thời gian tới. 
     Những kết quả tạo ra từ mô hình xây dựng thôn ứng dụng tiến bộ KH&CN thực sự có giá trị lớn để người dân tự học hỏi và nhân rộng. Do vậy, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh hơn nữa việc hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả không chỉ trong vùng dự án mà trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng KHCN để xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch và bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn là cách làm tốt nhất để bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc. 
Tác giả bài viết: Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA
Nguồn tin: Báo Quảng Tri
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 1044
  • Tháng hiện tại: 40123
  • Tổng lượt truy cập: 3756624