Cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Đăng lúc: Thứ hai - 22/05/2017 15:45 - Người đăng bài viết: admin
Cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, an ninh chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn ngày càng đồng bộ; cơ cấu kinh tế nông thôn và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị” - Đó là mục tiêu tổng quát được đề ra trong Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM) giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, được Hội nghị lần thứ 9, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI thông qua.
Được mùa - Ảnh: I.T.N

Được mùa - Ảnh: I.T.N

Nhìn lại 9 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X, Chương trình hành động số 72-CTHĐ/TU ngày 31/12/2008 của Tỉnh ủy Quảng Trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số11-CT/TU ngày 14/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, đến nay tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá ổn định và toàn diện, nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang có chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa; tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2010-2015 đạt 3,7%/ năm, năm 2016 đạt 2,5%.


Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Đã hình thành một số vùng chuyên canh, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Chăn nuôi từng bước chuyển sang hình thức trang trại, gia trại; chương trình cải tạo đàn bò, khôi phục và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa có giá trị cao đã mang lại hiệu quả. Phát triển rừng bền vững, diện tích rừng trồng áp dụng chứng chỉ FSC ngày càng mở rộng, tỉ lệ độ che phủ rừng đạt 49,6%. Thủy sản phát triển cả về nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ và hậu cần nghề cá; năng lực và hiệu quả đánh bắt trung bờ và xa bờ tăng.

 

Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã xác lập được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Chương trình MTQG XDNTM đạt được kết quả khá; huy động được sự tham gia của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các nguồn lực trong nhân dân. Đã từng bước gắn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp với quy hoạch NTM, gắn xây dựng NTM với cơ cấu lại nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 31 xã đạt chuẩn quốc gia về NTM, chiếm 26,5% tổng số xã. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần, các chính sách an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả. Các thiết chế văn hóa, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, diện mạo nông thôn được cải thiện rõ rệt.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số mặt hạn chế. Sản xuất nông nghiệp mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, giữa sản xuất với thị trường.

 

Sản xuất hàng hóa quy mô chưa đủ lớn, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ để tạo ra nông sản sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu; kinh tế thủy sản phát triển chưa mạnh, tàu thuyền khai thác phần lớn có công suất thấp.

 

Tiềm năng thế mạnh kinh tế lâm nghiệp chưa được chú trọng khai thác. Việc thực hiện Chương trình MTQG XDNTM cách làm chưa thật bài bản, số tiêu chí bình quân đạt được giữa khu vực miền núi và đồng bằng có khoảng cách khá xa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn còn chậm. Kết cấu hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của một bộ phận người dân nông thôn còn nhiều khó khăn.

 

 Mục tiêu cụ thể được Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Trị đề ra cho giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp 3,54,0%/năm. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, giảm dần tỉ trọng giá trị sản phẩm ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp. Sản lượng lương thực ổn định trên 25 vạn tấn/năm. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt 38.000 tấn, năm 2025 đạt 42.000 tấn.

 

Độ che phủ rừng đạt 50%. Đảm bảo cấp nước tưới cho 85-90% diện tích đất canh tác với tần suất trên 85%. Đến năm 2020 có trên 50 HTX nông nghiệp kiểu mới, 70% tổng số tổ hợp tác nông nghiệp được đăng ký chứng thực với chính quyền; 50% số xã đạt chuẩn NTM, có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM, không còn huyện chưa có xã đạt chuẩn NTM, không còn xã đồng bằng đạt dưới 10 tiêu chí, không còn xã miền núi đạt dưới 5 tiêu chí.

 

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp được đề ra là tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp.

 

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, trong đó chú trọng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

 

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Tổ chức thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Chương trình MTQG XDNTM. Huy động các nguồn lực thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng NTM. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

 

Quá trình thực hiện, cần xác định cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy; cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng NTM phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong xây dựng NTM; nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quản lý, tổ chức sản xuất, xây dựng NTM…, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.

Tác giả bài viết: Phương Minh
Nguồn tin: Báo Quảng Tri
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
Bo Nong nghiep Ptnt
Cuc KTHT va PTNT
Cuc CBTM THSVNM
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
So NN&PTNT
nong thon moi

Thống kê lượt truy cập

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 1160
  • Tháng hiện tại: 26883
  • Tổng lượt truy cập: 3743384